2022 - NĂM ĐI VÀO LỊCH SỬ VỚI NHỮNG BIẾN ĐỘNG KỲ LẠ THỊ TRƯỜNG
Năm 2022, thị trường chứng kiến những chấn động vô cùng khủng khiếp, nhất là mùa đông kéo dài đối với thị trường cổ phiếu và tiền điện tử. Nhiều công ty, doanh nghiệp đã đi xuống và bị buộc đóng cửa. Làn sóng sa thải vẫn đang diễn ra trên diện rộng.
Thị trường đối mặt với cơn khủng hoảng kinh khủng nhất trong những năm gần đây
Trong suốt năm 2022, hàng nghìn tỷ đô la đã bị thổi bay khỏi thị trường chứng khoán thế giới. Cùng với đó là thị trường trái phiếu, tiền tệ và hàng hóa cũng có những biến động mạnh.
Đặc biệt nhất là sự sụp đổ liên tiếp của một số đế chế tiền điện tử. Năm 2022 có lẽ là năm hỗn loạn nhất mà các nhà đầu tư từng chứng kiến.
Cứ mỗi năm qua đi, việc thống kê lại những điều đã xảy ra rất hữu ích, nhưng với năm 2022 thậm chí không thể nào kể hết toàn bộ câu chuyện.
Thực vậy, thị trường chứng khoán toàn cầu đã sụt giảm 14 nghìn tỷ USD và trở thành năm tồi tệ thứ 2 trong lịch sử. Nhưng điểm kỳ lạ được mọi người nhắc tới là đã có gần 300 lượt tăng lãi suất.
Nguyên nhân chính là tình hình căng thẳng ở Ukraine và Nga, kết hợp với lạm phát tràn lan khi các nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi đại dịch. Nhưng Trung Quốc vẫn mắc kẹt với dịch bệnh.
Năm nay ghi nhận trái phiếu kho bạc của Mỹ và của Đức – tham chiếu cho các thị trường đi vay trên toàn cầu và là tài sản nắm giữ truyền thống mỗi khi có biến động mạnh – đã mất lần lượt 16% và 24% giá trị tính theo đồng USD. Đây là con số đáng quan ngại so với nền kinh tế toàn cầu.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tăng lên 1,8% từ mức dưới 1,5%, thổi bay 5% chỉ số chứng khoán MSCI trên toàn cầu trong tháng 1/2022. Điều này khiến cho cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tăng lãi suất liên tục và đạt mức cao kỷ lục trong những năm gần đây.
Tỷ giá tiền tệ cũng thay đổi chóng mặt
Các chỉ số Dollar index – so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt – năm 2022 đã tăng gần 9% so với các loại tiền tệ chính trên thế giới và tăng 12,5% so với yên Nhật, mặc dù vào cuối năm Ngân hàng Trung ương Nhật đã có một quyết định bất ngờ là nới lỏng biên độ lợi suất trái phiếu, khiến cho đồng yen sau đó tăng giá mạnh mẽ.Một điểm kỳ lạ nữa là tại thị trường mới nổi, lạm phát và các vấn đề về chính sách tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến đồng lira mất thêm 28% giá trị trong năm 2022 nhưng thị trường chứng khoán của nước này lại hoạt động tốt nhất thế giới.
Ai Cập cũng bị áp lực mạnh đã phá giá đồng tiền của mình hơn 36%. Đồng cedi của Ghana đã giảm 60% khi quốc gia này gia nhập nhóm những nước vỡ nợ, cùng với Sri Lanka.
Trong khi đó, mặc dù đã giảm mạnh so với mức cao hồi tháng 6, nhưng đồng rúp của Nga vẫn là đồng tiền hoạt động tốt thứ hai thế giới, được hỗ trợ bởi các biện pháp kiểm soát vốn của Moscow. Điều đáng nói là ngay sau khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, đồng rúp đã lao dốc thê thảm.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Anh đã tăng vọt hơn 100 điểm cơ bản và đồng bảng Anh mất 9% chỉ trong vài ngày – một hiện tượng biến động ở quy mô hiếm thấy ở các thị trường lớn.
Rắc rối của lĩnh vực công nghệ
Lãi suất tăng cao cũng đã lấy đi 3,6 nghìn tỷ USD tài sản của những gã khổng lồ công nghệ. Vốn hóa của Facebook và Tesla đều giảm hơn 60% trong khi Google và Amazon của Alphabet lần lượt giảm 40% và 50%.Chứng khoán Trung Quốc đã có một đợt phục hồi muộn nhờ các dấu hiệu cho thấy chính sách Zero COVID đã kết thúc. Kết quả là chứng khoán nước này vẫn giảm 25% và nợ ngoại tệ mạnh của chính phủ Trung Quốc lần đầu tiên sụt giảm, giống như tình trạng của các nền kinh tế mới nổi.
Trong các đợt phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng và bán trái phiếu cũng sụt giảm ở hầu hết mọi thị trường, ngoại trừ Trung Đông. Trong khi đó hàng hóa là loại tài sản hoạt động tốt nhất trong năm thứ hai liên tiếp.
Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng hơn 50% và trở thành một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất trong năm 2022. Mặc dù phần lớn là do tình hình Ukraine đã khiến giá tăng 140% tại một thời điểm.
Nỗi lo về suy thoái gia tăng cùng với kế hoạch ngừng mua dầu từ Nga của các nước phương Tây có nghĩa là dầu Brent đã mất đi 80% mức tăng có được trong quý 1/2022. Các thị trường lúa mì và ngô cũng trong tình trạng tương tự.
Thị trường tiền điện tử thậm chí còn hỗn loạn hơn nữa. Bitcoin kết thúc vào năm 2022 với việc mất hơn 60% giá trị, trong khi thị trường tiền điện tử nói chung mất 1,4 nghìn tỷ USD giá trị. Nguyên nhân chính là bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự sụp đổ sàn FTX của Sam Bankman-Fried, Celsius và kể cả những đồng tiền vốn được coi là ổn định là terra USD và Luna.
Năm 2022 thực sự là một năm kinh tế kỳ lạ và khủng hoảng. Làn sóng sa thải và hỗn loạn đã và đang tiếp diễn vào tháng 1/2023. ZenGroup hy vọng rằng, làn sóng khủng khiếp này sẽ dừng lại sớm để mang đến những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế.