logo
Tin tức

CHUYỂN ĐỔI SỐ: BLOCKCHAIN KHÔNG PHẢI CHỈ LÀ TIỀN ĐIỆN TỬ

Tin tức thị trường
| 02/02/2023
anh-tin-tuc

Khái niệm về chuyển đổi số hay Blockchain không còn quá xa lạ với người Việt Nam. Tuy nhiên, phần đông vẫn cho rằng “Blockchain là chỉ là tiền điện tử”. Đây là khái niệm hoàn toàn sai.

Tình hình ứng dụng công nghệ Blockchain ở Việt Nam và trên thế giới?

Công nghệ Blockchain được xem là xu hướng của thời đại. Nó mở ra nhiều cơ hội ứng dụng trong thực tế, tạo ra một làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi trên thế giới và Việt Nam.

Theo báo cáo về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022 của công ty phân tích thị trường Chainalysis (Mỹ), Việt Nam đang đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu. 

Vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng do Chainalysis công bố vượt xa nhiều cường quốc công nghệ trên thế giới như Ấn Độ (vị trí thứ 4), Mỹ (thứ 5, Brazil (thứ 7), Nga (thứ 9) và Trung Quốc (thứ 10). 

Báo cáo của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) được công bố mới đây cũng cho thấy, khoảng 6,1% dân số Việt Nam đang sở hữu tiền điện tử. 

Theo đó, Việt Nam xếp thứ 11 trong top 20 quốc gia có tỷ lệ người dân sở hữu tiền điện tử hàng đầu thế giới. 

Vậy tiền mã hóa hay tiền điện tử là gì?

Tiền điện tử là loại tiền được tạo ra từ những bit số hay còn được gọi là tiền mã hóa hay tiền số. Loại tiền này chỉ được sử dụng duy nhất trên nền tảng internet để thanh toán chi phí, đầu tư,…nó không có giá trị thực. Khi giao dịch, người tham gia phải đảm bảo được 3 yếu tố đó là: Kết nối internet, mạng máy tính và phương tiện điện tử của tổ chức phát hành.


Lịch sử hình thành tiền điện tử

Tiền điện tử đã bắt đầu nhen nhóm phát triển từ những năm 90, khi mà thời đại thông tin và số hóa bắt đầu bùng nổ. Lấy ý tưởng từ quá trình thương mại hóa, một số nhà doanh nghiệp và tổ chức đã sáng lập ra tiền điện tử như: Flooz, Beenz, Digicash,… 

Các doanh nghiệp này dường như chỉ chú trọng và lệ thuộc vào hệ thống điều khiển giao dịch của bên thứ 3. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của họ.

Sau rất nhiều thập kỷ, tiền điện tử mới chính thức ra mắt và  hình thành đế chế riêng của mình. Điển hình là đồng Bitcoin xuất hiện vào năm 2008. 

Vì áp dụng công nghệ Blockchain nên việc giao dịch của bitcoin không phụ thuộc vào bên trung gian thứ 3 và có tính bảo mật cao. Đây chính là lý do Bitcoin ngày càng lớn mạnh và là sự lựa chọn lý tưởng của các nhà đầu tư.

3 phân loại chính của tiền điện tử là gì

Tiền điện tử đang được chia thành 3 loại chính với cách thức sử dụng khác nhau.

Mỗi quốc gia, cá nhân, tổ chức lại có quan niệm hay cách định nghĩa khác nhau. Tuy vậy, dù theo cách hiểu nào, “tiền điện tử”, “tiền số” hay “tiền ảo”... nếu ứng dụng công nghệ Blockchain đều có thể gọi chung là “tiền mã hóa”.

Tiền số pháp định

Là tiền điện tử đã được chính phủ công nhận. Đây là loại tiền rất phổ biến hiện nay và được lưu trữ trong ATM, tài khoản ngân hàng, ví điện tử,… Chủ sở hữu cũng có thể sử dụng tiền số pháp định để đổi sang tiền giấy truyền thống.

Hiện nay, một vài ngân hàng trung ương của các quốc gia đã phát hành tiền điện tử của mình. Gọi chung là CBDC, viết tắt của cụm từ Central Bank Digital Currencies.

CBDC là đơn vị tiền, dưới dạng kỹ thuật số của chính đồng tiền giấy bạn đang sở hữu, tất nhiên với tỉ lệ một – một, được in và quản lý bởi chính phủ quốc gia, tuân theo những quy định của chính phủ.

Công nghệ tạo ra CBDC rất khác nhau tùy thuộc vào quốc gia phát hành nó. Một số quốc gia sẽ triển khai CBDC dựa trên công nghệ blockchain, hay một công nghệ DLT (sổ cái phân tán) khác, trong khi một số quốc gia, như đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Trung Quốc thì hiện tại đang sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung. 

Một số quốc gia và tổ chức đã có ứng dụng CBDC điển hình như đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, có mã là e-CNY, hiện đã được ứng dụng thử nghiệm tại nhiều thành phố lớn như Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải. Hay là dự án đồng Euro kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).

Tiền ảo (Virtual money)

Là loại tiền được phát hành và quản lý bởi các tổ chức và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiền ảo không được chính phủ công nhận. 

Chúng thường được sử dụng dưới những hình thái như: Xu trong game, coin, token,… Mục đích là để mua, bán, trao đổi vật phẩm game, trade coin hoặc giao dịch trên các trang thương mại điện tử chấp thuận tiền ảo.


Tiền mã hóa (Cryptocurrency)

Đây là một nhánh của tiền ảo, điển hình là đồng bitcoin lừng danh. Tiền mã hóa dựa trên nền tảng blockchain nên không bị chi phối bởi chính phủ. Do hoạt động dưới hình thức ẩn danh nên tính bảo mật cao và không cần qua bên trung gian thứ 3.

Còn Blockchain là gì?

Hiểu theo cách đơn giản nhất, Blockchain (chuỗi khối) có thể xem là một nền tảng công nghệ rộng lớn. Blockchain là một cuốn sổ cái mở và phân tán thông tin. Đây nơi thông tin được phân cấp, lưu trữ trong những "khối" (block) được liên kết (chain) với nhau, mã hóa và có khả năng mở rộng theo thời gian. 

Công nghệ này sử dụng một mạng lưới máy tính để lưu trữ, thay vì chỉ một hệ thống máy chủ, hay một vài máy chủ phân tán như thông thường. Bất kỳ thông tin nào muốn thay đổi sẽ cần sự đồng ý của toàn bộ chuỗi.

Một blockchain có thể ghi lại thông tin về cryptocurrency giao dịch, NFT quyền sở hữu hoặc Defi hợp đồng thông minh.

Mặc dù bất kỳ cơ sở dữ liệu thông thường nào cũng có thể lưu trữ loại thông tin này nhưng blockchain là duy nhất ở chỗ nó hoàn toàn phi tập trung. Thay vì được duy trì ở một vị trí bởi một quản trị viên tập trung, nhiều bản sao giống hệt nhau của cơ sở dữ liệu blockchain được lưu giữ trên nhiều máy tính trải rộng trên mạng. 

Các máy tính riêng lẻ này được gọi là các nút.

Kết luận

Hiện nay, tiềm năng khai thác Blockchain là rất lớn. Có thể ứng dụng vào vô số các ngành nghề như y tế, giáo dục, tài chính-ngân hàng,... Tại Việt Nam, Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối trong chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021-2025. 

Tuy vậy, để công nghệ Blockchain có thể phát triển và ứng dụng nhiều hơn và thực tế đời sống tại Việt Nam, cần có sự hiểu rõ, quan tâm, hưởng ứng và cho phép thí điểm từ phía cơ quan quản lý nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác.



Có thể bạn quan tâm




© CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ZENGROUP