NHỮNG KHÓ KHĂN TẠM THỜI CỦA PHÂN KHÚC NGHỈ DƯỠNG ĐẶT NỀN MÓNG CHO ĐỢT PHỤC HỒI TRONG TƯƠNG LAI
Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam được đánh giá là khôi phục khá chậm so với kỳ vọng. Thế nhưng nó vẫn trên đà hồi phục. Với nhiều nhà đầu tư, họ luôn kỳ vọng bước vào quý 4/2022, tình hình mua bán, sang nhượng BĐS nghỉ dưỡng sẽ cải thiện hơn nhờ Luật Đất đai sửa đổi. Nhưng các chỉ số vẫn chưa được như mong muốn.
Tình hình bất động sản nghỉ dưỡng từ đầu năm 2022 đến nay
Tại hội nghị chuyên đề “Meet The Experts”, nhiều người trong nghề nhận định hoạt động của các khu nghỉ dưỡng ven biển vẫn khôi phục chậm hơn so với kỳ vọng.
Nhìn chung, công suất phòng trung bình của Việt Nam vẫn ít hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 40%. Một số điểm đến ven biển nổi tiếng như: Nha Trang – Cam Ranh, Đà Nẵng thậm chí ghi nhận mức độ khôi phục thấp hơn trung bình thị trường.
Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng nhiều khách sạn tại TP. HCM và Hà Nội lại đang được cải thiện trong hoạt động kinh doanh.
Với phân khúc khách công vụ, khách lưu trú dài hạn và các đoàn khách MICE có xu hướng tăng trưởng tốt. Hiện tại, Việt Nam đang là quốc gia thu hút các đoàn khách MICE rất đông.
Một số khu nghỉ dưỡng cao cấp, boutique cho thấy kết quả hoạt động khá tích cực. Điều này thể hiện những sản phẩm chất lượng, quản lý vận hành tốt vẫn có tệp khách hàng riêng ngay cả ở giai đoạn thị trường biến động.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, hoạt động du lịch nội địa ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với hơn 91,8 triệu lượt khách nội địa, vượt mức tổng lượt khách nội địa của cả năm 2019 là 85 triệu lượt.
Tuy nhiên hoạt động du lịch quốc tế chưa thực sự như kỳ vọng. Tính hết 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam mới chỉ chào đón 2,35 triệu lượt khách quốc tế, bằng 16% so với cùng kỳ năm 2019. Sự sụt giảm nguồn cầu từ hai thị trường khách Trung Quốc và Nga đã làm chậm quá trình khôi phục hoạt động du lịch quốc tế.
Hướng đi nào cho ngành du lịch BĐS tại Việt Nam?
Hiện tại, Khách du lịch Hàn Quốc là thị trường dẫn đầu về lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đạt gần 620.000 lượt khách và chiếm 26% tổng lượt khách quốc tế.
Bên cạnh đó, thị trường khách Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng trung bình 51%/tháng, thu hút 82.000 lượt khách trong 10 tháng đầu năm.
Sự sụt giảm nguồn cầu quốc tế chỉ là một trong số rào cản của quá trình phục hồi ngành du lịch. Những khó khăn và thách thức tạm thời là đặt nền móng cho cải thiện dài lâu.
Việt Nam vẫn là thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tiềm năng,được mọi người đánh giá cao. Chỉ tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng lượt khách quốc tế cao nhất đạt 16,9% vào giai đoạn 2009-2019.
Cùng với đó, nguồn cung phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn từ trung cao cấp cũng tăng lên nhanh chóng, từ 14.000 phòng (2009) lên 94.000 phòng hiện nay. Đây quả là một tiến trình tăng trưởng đầy ấn tượng cho ngành du lịch Việt Nam. Tạo điều kiện giúp ngành du lịch nghỉ dưỡng có được sự bứt phá trong tương lai.
Việt Nam là nước có điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng phong phú và đa dạng Với đường bờ biển dài, nhiều rừng núi và bãi biển đẹp. Ngoài ra, hạ tầng du lịch cũng rất tốt, thu hút một lượng lớn khách quốc tế trong tương lai.
Theo Tổng Cục du lịch Việt Nam dự báo cả nước sẽ đón khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế vào cuối năm 2022, tăng 30% so với tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong 2 năm 2020, 2021. Vì sắp tới người dân sẽ có nhiều kỳ nghỉ lễ cũng như nhiều hoạt động ăn mừng cuối năm. Đây sẽ là điều kiện vô cùng thuận lợi để bất động sản nghỉ dưỡng phát triển.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng chia sẻ rằng quý 3/2022 đã có hơn 4.600 sản phẩm bất động sản du lịch-nghỉ dưỡng mới được chào bán. Nguồn cung mới cũng tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung.
Mặt bằng giá ở thị trường sơ cấp tiếp tục tăng trung bình 5-7% so với quý trước và 12-15% so với cùng kỳ năm 2021.
• Những địa phương phát triển bất động sản du lịch mạnh phải kể đến như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam…
• Còn những địa phương có lượng giao dịch bất động sản đáng chú ý là: Thanh Hóa, Bình Định, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.
• Những địa phương được đầu tư trở thành đô thị du lịch: Hạ Long, Vân Đồng, Sầm Sơn, Vân Phong, Phan Thiết, Vũng Tàu…
• Những khu vực có lợi thế về phát triển du lịch, nghỉ dưỡng gồm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Thuận,…
ZenGroup cũng đang phát triển dự án du lịch nghỉ dưỡng ở Bình Thuận
Với tình hình BĐS nghỉ dưỡng tiềm năng như hiện tại, Bình Thuận hiện đang là tâm điểm phát triển du lịch. Ở Mũi Né - Phan Thiết - Bình Thuận được giới chuyên gia đánh giá là nơi có khung cảnh đẹp và tiềm năng du lịch lớn.
Long Sơn Resort & Condotel Bình Thuận được đánh giá là dự án tiềm năng nhất trong khu vực khi sở hữu vị trí đẹp, thiết kế hiện đại và tiện nghi. Dự kiến khi đưa vào khai thác và sử dụng, đây là trở thành tâm điểm mới, thu hút khách du lịch nội địa và được nhiều du khách nước ngoài biết tới.